Kết hợp Paid và Organic trong chiến lược social media

Tìm hiểu về khái niệm paid và organic trong chiến lược social media sẽ giúp thương hiệu của bạn lựa chọn được hướng đi phù hợp trong giai đoạn hiện tại.

Kết hợp Paid và Organic trong chiến lược social media

Nếu bạn chưa quen với việc quản lý mạng xã hội phải trả phí, năm 2020 là thời điểm thú vị để bắt đầu làm quen, trong chiến lược social media. Đại dịch bùng nổ đã khiến cho mọi người sử dụng mạng xã hội nhiều hơn trên khắp thế giới. Nhưng đồng thời, chi tiêu quảng cáo không theo kịp. Các mạng xã hội lớn đang báo cáo một số sự sụt giảm trong doanh thu của họ khi nhiều thương hiệu tạm dừng quảng cáo, hoặc để tiết kiệm ngân sách trong thời kỳ kinh tế khó khăn.

Organic social media

Organic social media là đăng tải miễn phí lên mạng xã hội những nội dung mà doanh nghiệp, thương hiệu muốn chia sẻ đến đối tượng mục tiêu của họ. Những nội dung đó có thể là bài viết, hình ảnh, video, story,…

Là một thương hiệu, khi bạn đăng một cách tự nhiên lên tài khoản của mình, bạn có thể mong đợi rằng những người sẽ thấy nó là:

  • Follower của trang
  • Follower của follower (nếu người follower của trang chia sẻ bài viết)
  • Người tìm kiếm hashtag mà bạn sử dụng hoặc nội dung bài viết

Nghe có vẻ khá đơn giản, nhưng lý do mà organic social media là nền tảng của mọi chiến lược digital marketing ngày nay bởi vì đó là cách tốt nhất để nuôi dưỡng sự kết nối với khách hàng trên quy mô lớn.

Ví dụ như các thương hiệu ngày nay đều sử dụng bài viết organic để:

  • Thiết lập tính cách và tiếng nói riêng của thương hiệu
  • Xây dựng mối quan hệ bằng cách chia sẻ nội dung thông tin, giải trí hoặc truyền cảm hứng cho khách hàng
  • Thu hút khách hàng ở mọi giai đoạn trong hành trình mua hàng của họ
  • Hỗ trợ với dịch vụ chăm sóc khách hàng

Nhưng tất nhiên cũng có mặt trái đối với organic post. Thực tế là, bởi vì tất cả các nền tảng chính đều sử dụng thuật toán xếp hạng, chỉ một tỷ lệ rất nhỏ những người theo dõi bạn sẽ thấy organic post của bạn.

Ví dụ: Trên Facebook vào cuối năm 2019, organic reach đã giảm 2,2%, có nghĩa là organic reach trung bình cho một bài đăng trên Facebook là khoảng 5,5% số người theo dõi của bạn. Đối với các thương hiệu lớn có lượng người theo dõi lớn, con số này thậm chí là rất ít.

Việc giảm organic reach đã là một thực tế của cuộc sống trong vài năm nay, khi các nền tảng lớn nhất thế giới đạt đến mức bão hòa, thời gian chú ý bị rút ngắn và các nền tảng ưu tiên trải nghiệm người dùng có "ý nghĩa" hoặc "trách nhiệm" hơn. Nói cách khác: khó hơn bao giờ hết để người theo dõi nhìn thấy được nội dung của bạn, chứ chưa nói gì đến những người mới chưa biết đến bạn.

Paid social media

Paid social media là một từ khác để chỉ quảng cáo. Đó có nghĩa là khi các thương hiệu trả tiền cho Facebook, LinkedIn, Twitter, YouTube, v.v. để chia sẻ nội dung của họ với những đối tượng mới cụ thể có khả năng quan tâm đến thương hiệu, thông qua "thúc đẩy" nội dung organic của họ hoặc thiết kế các quảng cáo độc đáo khác.

Theo eMarketer, paid social media đang có sự gia tăng khi người dùng ngày càng cảm thấy thoải mái hơn với ý tưởng mua hàng trực tiếp từ trải nghiệm lướt feed của họ.

Nhưng các nhà bán lẻ B2C không phải là ngành duy nhất tập trung vào quảng cáo trên mạng xã hội. Hơn cả nội dung organic, paid post là cách tốt nhất để các thương hiệu nhắm đúng mục tiêu đến audience mới trên mạng xã hội và chuyển đổi họ thành khách hàng. Các thương hiệu sử dụng paid social media để:

  • Nâng cao nhận thức về thương hiệu và thu hút những người theo dõi mới
  • Quảng cáo giao dịch, nội dung, sự kiện mới nhất của họ, v.v.
  • Thu hút khách hàng tiềm năng
  • Thúc đẩy chuyển đổi (bao gồm cả bán hàng thương mại điện tử)

Trong mỗi chiến lược social media, organic hay paid đều có những ưu và nhược điểm riêng.

Chiến lược organic giúp thương hiệu nuôi dưỡng và duy trì mối quan hệ với khách hàng cũng như người theo dõi trang. Bởi lợi ích của chiến lược này cơ bản là:

  • Thiết lập và phát triển sự hiện diện của thương hiệu ở nơi mà mọi người dành thời gian để truy cập
  • Hỗ trợ và giữ chân khách hàng hiện tại
  • Cho khách hàng mới biết thương hiệu đang làm gì khi họ tìm đến trang

Tuy nhiên, chiến lược organic thường tiến triển rất chậm để đạt được mục tiêu kinh doanh, mặc dù miễn phí về mặt kỹ thuật, nhưng cần rất nhiều thời gian và sự thử nghiệm để đạt được mục tiêu chính xác.

Trong khi đó, chiến lược paid social media là cách bạn kết nối với khách hàng hoặc audience mới một cách nhanh chóng hơn, bởi vì:

  • Tiếp cận số lượng người lớn hơn
  • Nhắm đúng target audience chính xác hơn
  • Đạt được mục tiêu kinh doanh của bạn nhanh hơn

Mặc dù các hoạt động organic là cần thiết để xây dựng mối quan hệ, nhưng khi các thuật toán xếp hạng hoạt động ngày càng tinh vi hơn, có nghĩa là bạn phải trả tiền để tham gia vào cuộc chơi mang tên là social media – một thực tế cuộc sống trên mạng xã hội hiện nay.

Kết hợp organic và paid vào chiến lược social media của thương hiệu là tất yếu!

Nền tảng của phần lớn các chiến lược social media tích hợp là sử dụng nội dung organic để phục vụ và làm hài lòng khách hàng hiện tại của bạn, đồng thời thu hút những ánh nhìn mới bằng cách đầu tư cho ngân sách quảng cáo.

Những điều nên biết dưới đây sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu đưa thương hiệu được người dùng mạng xã hội biết đến rộng rãi, đặc biệt là những khách hàng tiềm năng trong tương lai.

1. Không phải post quảng cáo nào cũng phải trả phí

Điều đầu tiên bạn nên biết rằng thương hiệu chỉ nên trả phí cho quảng cáo khi chúng thực sự có thể giúp bạn đạt được KPI và đạt được mục tiêu kinh doanh. Quảng cáo không phải lúc nào cũng là giải pháp. (Và ngay cả khi có, đừng bao giờ quên sức mạnh của một bài đăng không mất phí được xây dựng nội dung tốt mà mọi người muốn chia sẻ.)

Khi bạn thông báo một điều gì đó mới — cho dù đó là sự cộng tác hay đăng lại sản phẩm flagship,… thì những người theo dõi hiện tại của bạn cần được thông báo. Một chiến dịch sáng tạo, nguyên bản, không phải mất phí sẽ có thể tự tạo dựng tiếng vang. Tạo một bài đăng hấp dẫn, ghim nó vào hồ sơ của bạn hoặc thả nó vào phần Story highlight của bạn nếu đó là tin tức đủ lớn.

Tuy nhiên, nếu organic post của bạn không nhận được phạm vi tiếp cận hoặc số lần hiển thị như bạn mong đợi, thì có thể đã đến lúc mở ví (công ty).

2. Đầu tư nội dung organic chất lượng

Các bài đăng hoạt động hiệu quả nhất không chỉ đơn thuần nâng các chỉ số ảo. Có lẽ cách dễ nhất để bắt đầu quảng cáo trả phí là xác định nội dung thực sự gây được tiếng vang với khán giả của bạn và trả tiền để hiển thị nội dung đó trước những người mới.

Đầu tư vào nội dung organic thường được coi là một chiến thuật entry-level vì nó có độ rủi ro thấp — bạn không cần phải quảng cáo. Nhưng hầu hết các chuyên gia social media sẽ nói với bạn rằng khi họ nhận thấy rằng họ đã đạt được thành công trong tay, đó là thời điểm để cân nhắc sử dụng ngân sách để hỗ trợ cho điều đó.

Ví dụ: Bạn có thể bắt đầu bằng cách phân bổ một ngân sách nhỏ cho bài đăng hàng tuần hoặc hàng tháng ban đầu hoặc bất cứ khi nào bạn chạy báo cáo phân tích của mình. Đừng chỉ chú ý đến lượt thích mà còn cả chuyển đổi, profile view, v.v.

3. Tối ưu hoá nội dung quảng cáo bằng cách sử dụng A/B testing

Trước khi bạn phân bổ toàn bộ ngân sách social media cho một quảng cáo, hãy chạy các phiên bản của quảng cáo đó cho một đối tượng nhỏ để xem nó có tốt không. Kiểm tra CTA của bạn, cách viết quảng cáo, hình ảnh của bạn và vị trí, định dạng của quảng cáo và thậm chí là đối tượng mục tiêu. Bạn cũng có thể kiểm tra nó giữa các nhân khẩu học đối tượng khác nhau (tuổi, vị trí, v.v.) trước khi chi ngân sách lớn hơn cho quảng cáo. Lợi ích ở đây là gấp đôi bởi một quảng cáo đáng nhớ, thú vị và thành công hơn cho khán giả của bạn cũng là một quảng cáo rẻ hơn.

4. Đặt mục tiêu tiếp cận của quảng cáo giống với organic audience

Bạn càng phát triển sự hiện diện xã hội của mình một cách tư nhiên, bạn càng có nhiều dữ liệu về khách hàng hoặc đối tượng lý tưởng của mình. Họ sống ở đâu? Họ bao nhiêu tuổi? Họ quan tâm đến điều gì? Họ đang gặp phải những vấn đề gì trong cuộc sống? Bạn đang giúp họ như thế nào?

Nhấn mạnh tất cả thông tin này khi bạn tạo quảng cáo của mình để dễ được khách hàng đồng cảm, tương tác và duy trì mối quan tâm cho họ cho doanh nghiệp của bạn.

5. Sử dụng retargeting ads để kết nối với organic audience

Các chiến dịch retarget có thể mang lại hiệu quả cao với chi phí tương đối thấp, bởi vì bạn đang tiếp cận những người đã biết doanh nghiệp của bạn. Thông thường, đây là những người tự nhiên biết đến với sự hiện diện trên mạng xã hội hoặc web của bạn.

Có thể họ đã truy cập fanpage hoặc trang web của bạn, hoặc thậm chí để sản phẩm vào giỏ hàng. Ý tưởng ở đây là họ có thể chỉ cần một lời nhắc để quay lại và chuyển đổi, quảng cáo phù hợp có thể thuyết phục họ hơn.

6. Đánh giá data và đo lường kết quả

Việc xem một chiến dịch thất bại sẽ vô cùng đau đớn cho dù đó là chiến dịch paid hay organic đi nữa. Nhưng nếu bạn chú ý đến các công cụ phân tích social media, chúng sẽ cho bạn biết bạn cần thực hiện thay đổi ở đâu để có được kết quả tốt hơn.

7. Ưu tiên sự tự động hoá

Điểm mấu chốt của việc kết hợp giữa organic và paid là mất nhiều ngân sách, thời gian, nội dung và lượt đăng tải nhiều hơn. Cho dù bạn là một nhóm mười hai người hay một nhà tư vấn độc lập, thì điều quan trọng là bạn phải giữ công việc bận rộn ở mức tối thiểu để bạn có thể tập trung vào những việc quan trọng hơn. Để đạt được điều đó, hãy tự động hóa càng nhiều quy trình làm việc hàng ngày của bạn càng tốt:

  • Lên lịch trước cho các bài đăng organic
  • Hợp lý hóa quy trình phê duyệt và sửa nội dung
  • Thiết lập trình kích hoạt tùy chỉnh cho các bài đăng được quảng cáo

Tìm hiểu về bức tranh chung của paid và organic social media sẽ giúp thương hiệu của bạn lựa chọn được hướng đi phù hợp trong giai đoạn hiện tại. Việc tạo ra một chiến lược social media tích hợp là vô cùng cần thiết và khiến cho nội dung của bạn được đa dạng hơn, phù hợp cho cả đối tượng khách hàng hiện tại cũng như tiếp cận đến một lượng khách hàng mới tiềm năng hơn.

Nguồn: Paige Cooper

Read more