Cách thuật toán Instagram hoạt động vào năm 2020

Cập nhật các thuật toán mới nhất của Instagram để có thể nhanh chóng nâng cấp và đưa ra được chiến lược marketing toàn diện cho thương hiệu của bạn.

Cách thuật toán Instagram hoạt động vào năm 2020

Thực tế, thuật toán Instagram chính là thứ quyết định bài đăng nào sẽ được xuất hiện mỗi khi người dùng mở ứng dụng.

Bên dưới, chúng tôi ghi nhận một cách thẳng thắn về cách thức hoạt động của nó để bạn có thể chắc chắn rằng nội dung của bạn có cơ hội được nhìn thấy trong 27 phút mỗi ngày mà người dùng dành cho việc lướt Instagram. (Vào 2020, vẫn chưa có số liệu cụ thể về tầm ảnh hưởng của coronavirus đến việc sử dụng Instagram, nhưng chúng tôi cá là các con số sẽ càng tăng lên chứ không hề giảm xuống)

Tuy nhiên trong thời điểm biến động, sự chú ý đang dần bão hòa và các nhãn hàng phải cố gắng nhiều hơn nữa. Rất nhiều sự cạnh tranh đang diễn ra trên thị trường – 75% doanh nghiệp Mỹ làm Marketing trên Instagram vào 2020, và 90% các tài khoản đều follow một doanh nghiệp nào đó – điều này giúp bạn có cái nhìn hết sức tập trung vào những gì sẽ diễn ra.

Trên hết cả, thuật toán Instagram dựa trên việc học máy, nên cách nó xếp hạng mục bài đăng cũng luôn tiến hóa không ngừng.

Chúng tôi có được những thông tin mới nhất trong việc hoạt động với thuật toán giúp bạn tối ưu hóa chiến lược Marketing trên Instagram, và giúp bạn xây dựng mối quan hệ với các khán giả của mình. Đến cuối cùng thì đó chính là thứ mà thuật toán thật sự muốn.

Cách thức thuật toán Instagram hoạt động

Kể từ khi Instagram chấm dứt reverse-chronological feed vào năm 2016, mỗi tường nhà của một cá nhân trên nền tảng đều được sắp xếp theo luật lệ của thuật toán.

Dựa theo tài khoản Instagram chính thức của @Creators, điều này đem đến một trải nghiệm tốt hơn cho người dùng.

Vậy thì, yếu tố nào mà thuật toán quan tâm? Những bước chuyển mình nào mà nhãn hàng có thể làm để đem lại hiệu ứng ngoại cỡ trong việc giúp mọi người nhìn thấy họ tại đầu trang tường nhà.

Thuật toán Instagram dựa trên ba tín hiệu xếp hạng chính như sau:

Mối quan hệ

Càng ngày, Instagram càng muốn mọi người dành thời gian tận hưởng ứng dụng theo cách ý nghĩa, chứ không chỉ vì lý do nghiện lướt feed.

Theo đó, thuật toán hiển thị các bài đăng từ những tài khoản mà người dùng đã từng tương tác. Đối với các nhãn hàng và creators (người sáng tạo nội dung), chú trọng đến kết nối cộng đồng chính là yếu tố tiên quyết.

Trao đổi tin nhắn (Direct Message), gắn thẻ nhau vào các bài đăng và thường xuyên để lại bình luận là những hành động thể hiện mối quan hệ thân thiết giữa các tài khoản với nhau. Tương tự đó là lượt Likes, Reshares và Views.

Mối quan tâm

Nếu người dùng tận hưởng một số thể loại bài đăng nhất định trong quá khứ, thuật toán có xu hướng sẽ hiển thị những thể loại bài tương tự trong tương lai.

Ví dụ: Nếu một người dùng tương tác với tài khoản được xác minh hoặc tài khoản doanh nghiệp nhiều hơn, họ cũng sẽ thấy những tài khoản khác với thể loại bài tương tự. Nếu họ xem nhiều video, điều đó cũng xảy ra như trên.

Nói cách khác, người tham gia vào các bài viết giống của bạn sẽ thấy được bài của bạn. Thuật toán muốn đưa cho chúng ta những gì ta muốn thấy.

Tính kịp thời

Các bài được đăng gần nhất thường sẽ được đẩy lên đầu trang tường nhà của mọi người. Điều này có nghĩa là việc bạn đăng bài khi người dùng đang hoạt động là rất quan trọng.

Những yếu tố khác sẽ ảnh hưởng đến tường nhà của người dùng như:

  • Tần suất sử dụng: Thuật toán đưa ra bài post tốt nhất và thông dụng nhất kể từ thời gian gần nhất người dùng mở ứng dụng – cho nên những tài khoản không thường xuyên kiểm tra Instagram sẽ chỉ thấy bài post của thương hiệu nếu nó đạt được lượng cam kết hàng đầu (Với 42% tài khoản Instagram thường check ứng dụng nhiều lần trong ngày.)
  • Phiên thời gian: Tương tự như vậy, người dùng dành 45 phút lướt feed sẽ thấy nhiều bài đăng, bao gồm cả các bài hoạt động kém, so với người dành 5 phút chỉ nhìn thấy những bài đạt hiệu quả nhất.
  • Số lượng người theo dõi: Một người dùng theo dõi cả ngàn tài khoản có thể sẽ không thấy được tất cả các post từ ba mẹ họ hay của Sơn Tùng MTP. Nhưng nếu họ chỉ theo dõi khoản 100 người, họ có nhiều cơ hội bắt kịp được tất cả những người mình đã theo dõi.

Trong khi đó, bạn có thể yên tâm rằng tài khoản doanh nghiệp của mình không bị hạ cấp hay ảnh hưởng bởi những điều sau:

8 cách để tối ưu hóa thuật toán Instagram

Bây giờ, hãy đi vào một vài thực hành quan trọng trong việc ứng dụng các Insight cho chiến lược Instagram của riêng bạn.

1. Đăng bài viết nhất quán

Để thu hút được thuật toán Instagram, trước tiên bạn cần xây dựng mối quan hệ với khán giả của mình. Và khi số lượng thì dễ dàng để đo đạt và hoàn thành hơn chất lượng, điều tiên quyết của doanh nghiệp là xây nên một bộ lịch trình nội dung cho nền tảng mạng xã hội.

Nhất quán trên Instagram nghĩa là gì? Đó chính là sự độc đáo của nhãn hàng. Nếu bạn đang ở giai đoạn xuất phát, hãy bắt đầu khi đã có ý định triển khai. Xem xét những gì bền vững đối với nhóm của bạn để sản xuất ra các nội dung cụ thể hóa hơn.

Nếu bạn thu hút khán giả một cách ồ ạt – cụ thể như 6 Stories, 3 bài đăng, và tất nhiên là 1 IGTV Video mỗi ngày – bạn đã tạo ra một mức độ mong đợi nhất định. Liệu bạn có thể tiếp tục duy trì điều đó? Cho 1 tháng? 1 năm? Hay mãi mãi?

(Nếu câu trả lời là có, chúng tôi đánh giá cao bạn. Và chúng tôi muốn đề xuất đến bạn về việc lập lịch trình cho bài đăng Instagram của mình, vì bạn chắc chắn sẽ cần đến nó.)

Tóm lại, bất kỳ tần suất đăng bài hay định dạng lựa chọn của nhãn hàng đều phụ thuộc vào nguồn cung ngay từ đầu. Quan trọng nhất là, tập trung vào việc đăng những nội dung bạn cảm thấy tốt nhất trên một lịch trình có thể lường trước.

2. Theo dõi chặt chẽ các phân tích

Để mắt đến các phân tích trên Instagram có thể nói là một trong những cách tốt nhất để lấy Insight không chỉ về mặt cảm xúc của các khán giả ra sao, mà còn về việc thuật toán nhìn thấy thương hiệu của bạn như thế nào.

Bài đăng nào đang khiến khán giả thốt “quào”? Họ thích xem video hay là hình ảnh? Lượng dữ liệu đến từ hashtag là bao nhiêu? Bạn có thể cung cấp cho họ số lượng nhiều tương tự, hay biến thể trên cùng 1 chủ đề? Các phân tích sẽ nói cho bạn biết những gì bạn đã làm đúng, nhưng chính bạn phải là người diễn giải ra được cách tiến hành thành công.

Nếu bạn có tài khoản doanh nghiệp, hãy xem qua phân tích bản địa của Instagram. Đây cũng là cách giúp bạn biết được khi nào thì khán giả của bạn hoạt động, tương tự như nhân khẩu học và vị trí địa lý.

3. Phối trộn, sử dụng lại, đăng lại các bài viết hiệu quả hàng đầu

Một khi bạn đã có sẵn một lịch trình nội dung chỉnh chu trong tay với nhiều số liệu phân tích chi tiết chính xác những gì khán giả của bạn muốn, đó vẫn không hề là một nhiệm vụ đơn giản khi tìm ra nguồn hoặc tạo đủ nội dung để cung cấp cho bộ máy.

Việc nâng cấp và phối trộn lại nội dung thực tế nhất của bạn giúp đem đến 2 lợi ích: bạn đã thừa biết thuật toán thích điều đó và nó cũng giúp bạn tiết kiệm được khối thời gian.

@Danshari_coffee

Dưới đây là một số ý tưởng cực kỳ đơn giản để tối đa hóa tài sản hình ảnh của bạn:

  • Chuyển đổi 1 video thành hình động hoặc tĩnh.
  • Chuyển đổi 1 loạt hình ảnh thành video trình chiếu hoặc carousel.
  • Dùng nhiều hình ảnh của cùng 1 buổi chụp hình cho các mục đích khác nhau (như trường hợp ở trên: tạo ra cả tuần lễ với cùng một mood).
  • Một #throwbackthursday cũng chẳng ảnh hưởng ai cả.
  • Điều chỉnh lại thiết kế và đăng lên như Stories.

Quan trọng nhất vẫn là tính sáng tạo mà bạn đặt vào.

4. Dành phần thưởng cho nội dung do người dùng tạo ra (UGC/User-generated content)

Thuật ngữ này nghe thì hơi sâu rộng, nhưng điều chúng tôi muốn nói ở đây khi nói về UGC – “nội dung do người dùng tạo ra” chính là: những người dùng không hề được trả tiền nhưng lại đăng bài về thương hiệu của bạn trên Instagram với sự nhiệt tình tuyệt đối.

Điều này có lợi ích khá rõ ràng khi đụng đến thuật toán. Không hề ngẫu nhiên khi càng nhiều khán giả tương tác với tài khoản của bạn (gắn thẻ bạn, trả lời bạn hay nhắn tin bạn,..) thì mức độ thân thiết càng được thuật toán ghi lại và hiển thị lên trên bài của bạn.

Ý tưởng ở đây chính là xây dựng sự trung thành và nhiệt huyết sẽ truyền cảm hứng cho mọi người trong việc ủng hộ và quảng bá nhãn hàng của bạn. Nếu bạn có một sản phẩm B2C tuyệt vời, sản phẩm sẽ làm thay việc giúp bạn. Ngược lại thì bạn phải tìm cách gián tiếp để truyền cảm hứng đến mọi người.

Tất nhiên, bạn luôn có thể trực tiếp tuyển dụng đại sứ. Lấy @hairburstvietnam làm ví dụ:

View this post on Instagram

💎MỘT NGÀY LÀM GƯƠNG MẶT ĐẠI DIỆN💎 Mừng 𝐇𝐚𝐢𝐫𝐛𝐮𝐫𝐬𝐭 đã chính thức có mặt tại Watsons, Hairburst Vietnam & Watsons đã dành tặng cơ hội trở thành ĐẠI SỨ THƯƠNG HIỆU cho 2 bạn may mắn. Qua buổi chụp hình cực chất, cô bạn xinh xắn @michenthetukiet đã chia sẻ trải nghiệm khi sử dụng bộ sản phẩm chăm sóc tóc từ 𝐇𝐚𝐢𝐫𝐛𝐮𝐫𝐬𝐭. “Hồi đó, thi Đại học xong mình quyết định đi làm tóc. Ai ngờ tóc ra banh chành, tiếc quá trời luôn hic 😭. Mình thử siêu nhiều sản phẩm chăm sóc tóc luôn mà hông đỡ tí nào. May mà Hairburst về tới Việt Nam, bạn mình recommend nhiều lắm, nên mình xài thử🤣. Thích ơi là thích tại nó work thiệt nha. Vô tình chơi Giveaway của @watsonsvn x @hairburstvietnam nên có cơ hội chụp hình cùng team HB nè. Biết thêm nhiều sản phẩm hay ho của HB nữa. Sau này mình “tậu” nguyên một bộ về luôn nè. Còn các cô nàng của chúng mình đã có trải nghiệm đáng nhớ cùng Hairburst nè😘? Hãy chia sẻ với Hairburst hành trình chinh phục mái tóc hoàn hảo để có cơ hội nhận ngay ưu đãi 5% nhé. #hairburstvietnam #hairburst #watsons #watsonsvn #chamsoctoc #giveaway #brand #thuonghieu #daisu #vietnam #saigon #photooftheday #vietnamese #trainghiem

A post shared by 💕TẶNG NGAY VOUCHER 50K💕 (@hairburstvietnam) on

@hairburstvietnam

Có rất nhiều cách để tán thưởng những người hâm mộ nhiệt thành: trong nhiều trường hợp chẳng hạn như đăng lại bài của họ trên trang chủ của nhãn hàng chắc chắn sẽ dành được tình cảm. Đừng quên luôn bổ sung thêm các nội dung trong lịch trình đăng bài.

Hoặc bạn cũng có thể chạy một cuộc thi/minigame trên Instagram với các giải thưởng có liên quan để quảng bá.

Mẹo nhỏ: Tránh đăng lại mọi thứ mà người dùng gửi cho bạn. Lựa chọn bài viết tốt nhất và nếu có thể, kết hợp nội dung vào nhận diện hình ảnh thương hiệu của bạn. Hãy nhớ rằng nếu chỉ đăng lại một Stories đơn giản sẽ không thể giúp bạn xuất hiện trên Explorer (trang khám phá), vì vậy hãy đảm bảo tính sáng tạo cho thương hiệu.

5. Hợp tác với những người sáng tạo nội dung

Chúng tôi sẽ không đi sâu vào vấn đề Marketing bằng Instagram Influencers ở đây, nhưng tìm được một nhà hợp tác tương ứng với lượng khán giả bổ trợ là một trong những cách tốt nhất để mở rộng lượng reach của bạn đến với những người xem mới, đồng thời thu hút sự chú ý của khán giả với các góc độ liên quan khác.

Kết quả là – nếu khán giả của bạn hào hứng với việc hợp tác cũng như bạn – sẽ giúp bạn có thêm sự đẩy mạnh gia tăng từ thuật toán.

Chẳng hạn như, Oppo Vietnam thường xuyên cộng tác với khách hàng của họ. Kỷ niệm các mối quan hệ hiện tại hoặc kinh doanh trên mạng hay nói cách khác là một cách chân thực để thể hiện những gì quan trọng đối với thương hiệu của bạn.

@oppo_vietnam

Tất nhiên, Oppo có khả năng dễ dàng ra ngoài và “cộng tác” (trả tiền) với một người nổi tiếng như Sơn Tùng MTP cho một chiến dịch lớn. Rõ ràng, đây là loại chi tiêu quảng cáo vượt xa ra ngoài Instagram, nhưng nếu một quảng cáo tầm cỡ Pepsi nằm trong ngân sách thương hiệu của bạn, hãy ghi nhớ lại điểm số 3 bên trên và đảm bảo tất cả các cảnh quay B-roll và hậu trường sẽ được chuẩn bị toàn diện cho Instagram.

6. Xây dựng mối quan hệ chất lượng theo cách truyền thống

Thực sự là chẳng ai đếm lượt like trên Instagram nữa. Nếu như đầu não của Instagram là ông Adam Mosseri lo lắng về “vấn đề trải nghiệm và sự cô đơn” trên ứng dụng là thật, có thể hiểu rằng thuật toán cũng muốn thấy những mối quan hệ chân thật hơn.

Đối với các nhãn hàng, bất cứ thứ gì con người quan tâm đến – như cử chỉ ấm áp hay sự kết nối giữa mọi người với nhau cũng chính là điều mà thuật toán quan tâm (hoặc sẽ quan tâm, như một bước tiến hóa mới.)

Cách truyền thống chúng tôi đề cập ở đây là gì? Hầu hết, đó là đừng chọn đường tắt. Dưới đây là một số ví dụ thực tiễn:

  • Đặt câu hỏi cho người dùng, nhưng chỉ khi bạn thực sự quan tâm đến câu trả lời (nguyên tắc để viết chú thích tốt là câu hỏi phải thể hiện được sự hứng thú khi đọc.)
  • Nắm bắt lấy các Direct Message (thuật toán coi như đây là công cụ để đo mối quan hệ của bạn với những tài khoản khác; tất nhiên điều đó không đồng nghĩa với việc lạm dụng quá mức các tin nhắn.)
  • Trả lời các bình luận nhanh chóng (mặc dù không có dẫn chứng nào cho thấy thuật toán quan tâm đến việc bạn phản hồi nhanh mức nào, bạn vẫn sẽ tạo ấn tượng với không chỉ một mà nhiều người dùng tiềm năng đang xem.)
  • Yêu thích và bình luận trên bài của những người dùng khác nhau (đừng chỉ quan tâm đến nội dung của riêng bạn, nhất là khi bạn đang muốn tăng thêm lượng người theo dõi.)

Mẹo nhỏ: Đừng tốn tiền mua like, mua followers và đừng thử lại những thủ thuật tương tác cũ. Thuật toán thấy bạn. Và tệ hơn, những người dùng thật của bạn cũng thấy điều đó.

7. Dùng Hashtags đúng cách

Trên Instagram, Hashtags là công cụ không thể thiếu để đưa nội dung của bạn đến trước mắt người xem với khả năng tương tác nhiều nhất. Nó có thể giúp tạo ra một vòng xoáy đi lên nơi mà bài đăng của bạn chiếm nhiều sự chú ý, và thuật toán cũng sẽ khiến nhiều cặp mắt khác thấy điều tương tự.

@samsung_vietnam

Điều đó nói lên rằng, lạm dụng Hashtags của bạn là một trong những cách dễ nhất khiến thuật toán Instagram hiểu sai ý.

Quan trọng nhất vẫn là giữ độ trung thực. Hãy chỉ dùng Hashtags có liên quan đến thương hiệu, ngành hàng và khán giả của bạn.

Mặt khác, nếu bạn làm phiền mọi người quá mức, bạn sẽ thấy mình bị gắn cờ vì việc lạm dụng Hashtags. Gắn bởi ai? Chính là thuật toán!

8. Đăng bài đúng thời điểm

Chúng tôi đã để dành lời khuyên dễ nhất cho cuối bài. Thuật toán Instagram ưu tiên các bài đăng gần nhất, cho nên hãy đăng bài khi khán giả của bạn đang online. Đơn giản chỉ như thế!

Nếu bạn tự hỏi khi nào là thời điểm tốt nhất để đăng lên Instagram, thì chúng tôi đã giúp bạn bao quát, theo từng ngành hàng.

Nhưng cách tốt nhất vẫn là xem qua thói quen thường trực của khán giả bạn và sử dụng công cụ lên lịch trên Instagram để đảm bảo bài đăng được phát trực tiếp khi họ đang tập trung chú ý.

Nguồn: Paige Cooper
Biên tập: GUDJOB

Read more