13 lỗi Instagram phổ biến mà thương hiệu bạn cần tránh
Mọi sai lầm về hình ảnh và nội dung đều được công khai, cũng như mang đến những số liệu không hiệu quả về mặt tương tác trên Instagram.
Quản lý fanpage không phải là điều dễ dàng, nhất là khi mạng xã hội thay đổi mỗi ngày và các thương hiệu như Facebook, LinkedIn,… luôn có những chính sách và cập nhật mới, bắt buộc marketer phải chủ động ứng biến. Với mạng xã hội nói chung và Instagram nói riêng, mọi sai lầm của bạn đối với nội dung và hình ảnh đều sẽ bị phơi bày một cách công khai. Để tránh những lỗi không đáng có và ảnh hưởng trực tiếp đến tiếng nói thương hiệu thì bạn cần phải chú ý:
1. Mua Like và Followers ảo
Có một con đường tắt để nhận được nhiều lượt thích và người theo dõi hơn chính là bỏ một số tiền ra mua chúng. Bạn hoàn toàn có thể mua người theo dõi cho tài khoản Instagram của mình..
Vấn đề là… khi bạn mua lượt thích và người theo dõi, bạn đang nhận được số lượng chứ không phải chất lượng. Chắc chắn, các con số đó vô cùng bắt mắt, nhưng nếu khán giả của bạn chỉ toàn là những tài khoản ảo hay chẳng có một giá trị gì đối với thương hiệu, thì vấn đề ở đây là gì? Điều tương tự cũng xảy ra đối với việc trả tiền cho các bình luận gửi đi tự động. Nếu bạn không có mối liên hệ thực sự với người theo dõi của mình, thì điều quan trọng là gì? Các thương hiệu truyền thông xã hội thành công là những thương hiệu kết nối với những con người thực sự.
Tiền của bạn sẽ được sử dụng tốt hơn cho việc quảng cáo đến lookalike audience hoặc tổ chức một cuộc thi để tăng những người theo dõi thực sự quan tâm đến những gì bạn làm.
2. Sử dụng hình ảnh chất lượng kém
Instagram là một phương tiện trực quan, hình ảnh là vô cùng quan trọng. Vì vậy, nếu bạn định đăng thứ gì đó, yếu tố tiên quyết là phải đẹp và chất lượng — hoặc ít nhất là nó thú vị và gây tò mò!
Ngay cả khi bạn không có kỹ năng chụp ảnh chuyên nghiệp hoặc máy ảnh cao cấp với chất lượng ảnh hàng đầu, hãy thử chụp với ánh sáng tự nhiên hoặc trên phông nền màu trung tính. Bạn thực sự không nên đăng ảnh nào, việc đó còn hơn là đăng một bức ảnh xấu. Với rất nhiều công cụ tuyệt vời để chỉnh sửa ảnh và thiết kế đồ họa, thực sự không có lý do gì để đăng một hình ảnh với nội dung cẩu thả. Vì vậy hãy chọn lọc và đặt chất lượng của chúng lên hàng đầu.
3. Đăng bài quá nhiều hoặc quá ít
Việc tìm ra đúng số lượng bài đăng trên Instagram — hoặc bất kỳ nền tảng mạng xã hội nào — thực sự là một bước nhảy đầy tinh tế trong quản lí fanpage.
Quá ít bài viết trên Instagram khiến bạn tăng nguy cơ bị mất kết nối với khách hàng và bị họ lãng quên còn tần suất đăng bài quá nhiều sẽ khiến họ khó chịu và bạn cũng mất nhiều công sức hơn.
Vậy số lượng phù hợp để đăng trên Instagram là bao nhiêu? Bạn có thể tham khảo các khung giờ và tần suất đăng bài cho từng ngành tại đây. Nhưng hãy luôn nhớ rằng chúng sẽ thay đổi theo thời gian, khi thói quen của người dùng ngày càng phát triển. Nó cũng phụ thuộc vào thương hiệu cá nhân của riêng bạn và cũng như người hâm mộ.
Dựa trên những số liệu phân tích trên insight của trang, bạn cũng nên thử nghiệm với lịch đăng bài của bạn để khám phá điểm giới hạn là gì. Bạn có thể sử dụng các công cụ như Creator Studio hay Business Suite để có thể lên lịch trước cho bài đăng.
4. Bỏ qua các phân tích, chỉ số
Nói về phân tích: một sai lầm lớn khác của marketer trên Instagram là bỏ qua những dữ liệu do nhà phát triển cung cấp. Bạn nên theo dõi một cách sát sao các số liệu quan trọng để có thể xác định xu hướng và tăng trưởng.
Nếu bạn đang cố gắng tăng tỷ lệ tương tác nhưng không theo dõi số liệu thống kê của mình, thì làm cách nào để bạn có thể quản lí fanpage một cách thành công, hoặc cơ bản là làm mới lại một nội dung viral mà bạn từng đạt được?
5. Lạm dụng hashtag
Hashtags là một cách tuyệt vời để người dùng Instagram tìm thấy nội dung của bạn. Và chúng cũng là một cách không tồi để nội dung của bạn trông giống như spam.
Bạn có thể sử dụng tối đa 30 thẻ bắt đầu bằng #, nhưng số thẻ bắt đầu bằng # phổ biến nhất mà bạn sẽ thấy trên Instagram là từ một đến ba thẻ cho mỗi bài đăng.
Bạn sẽ cần thử nghiệm để xem điều gì phù hợp nhất với mình và tìm ra những hashtag phổ biến mà bạn nghĩ khách hàng của bạn sẽ dễ dàng tìm kiếm.
6. Đăng tải nội dung nhàm chán
Lỗi lớn nhất khi đăng bài trên Instagram là công khai những nội dung gây sự nhàm chán, khó chịu cho khách hàng, hay nội dung spa,
Nếu bạn muốn người dùng tương tác với thương hiệu của mình, bạn cần cung cấp cho họ một cái cớ để tương tác. Đừng chỉ đăng vì lợi ích của thương hiệu. Tạo các bài đăng mà họ sẽ quan tâm — điều gì đó hấp dẫn hoặc nhiều thông tin hoặc tạo sự vui vẻ.
Cung cấp cho những người theo dõi của bạn giá trị để họ nhận xét, thích và chia sẻ… lý tưởng là xây dựng mối quan hệ sâu sắc hơn với thương hiệu của bạn. Việc cung cấp nội dung chất lượng cũng sẽ giúp những người mới bắt đầu theo dõi bạn.
7. Không có chiến lược cụ thể
Bạn có muốn hướng direct traffic đến trang web của mình không? Bạn có hy vọng tăng lượng người theo dõi của mình không? Bán hàng nhiều hơn trên Instagram Shop của bạn thì sao?
Thật khó để đạt được thành công nếu bạn không biết mình đang cố gắng để đạt được mục đích gì.
Chọn một mục tiêu để bắt đầu và lập một kế hoạch chiến lược để đạt được mục tiêu đó. Bằng cách đó, bạn sẽ có một cái gì đó để định hướng đúng mọi quyết định và cũng là một cách hoàn hảo để đo lường sự phát triển thương hiệu bạn.
8. Quảng bá thương hiệu không nhất quán
Tài khoản Instagram của bạn chỉ là một phần của toàn bộ hệ sinh thái thương hiệu.
Bạn có thể có một trang web, các trang mạng xã hội khác và thậm chí có thể là một mặt tiền cửa hàng trong thực tế. Tất cả các yếu tố này phải có một sợi dây nhất quán liên kết chúng với nhau để đảm bảo thương hiệu của bạn mạnh mẽ và rõ ràng.
Logo của bạn phải có trên mọi hồ sơ. Mọi thành phần phải có chung một phong cách hình ảnh và giọng điệu biên tập.
Tùy thuộc vào đối tượng của bạn cho từng nền tảng, có thể có những thay đổi nhỏ về loại nội dung bạn chia sẻ hoặc các tương tác của bạn — có thể bạn đăng toàn bộ nội dung về meme trên Twitter — nhưng nhìn chung, tất cả các nền tảng của bạn nên khiến khách hàng cảm thấy được kết nối và đồng nhất.
9. Bộ nhận diện không nhất quán
Với mỗi bài đăng bạn thực hiện, bạn đang thêm một trang nữa vào câu chuyện tổng thể của thương hiệu.
Khi bạn xem trang feed Instagram của thương hiệu, câu chuyện này có ý nghĩa không? Layout hay grid như thế nào?
Nếu bạn có nhiều người đóng góp vào nội dung xã hội, hãy tạo một hướng dẫn hay brand guideline cụ thể để giúp mọi người hiểu được nhận diện thương hiệu chung.
10. Không kiểm tra chính tả
Lỗi chính tả là một phần không thể không xuất hiện trên internet. Ngay cả những người viết chuyên nghiệp đôi khi cũng có thể mắc lỗi nhầm lẫn.
Nhưng một chút lỗi chính tả hoặc ngữ pháp cũng có thể khiến một bài viết được trau chuốt khác trông vô cùng bất cẩn, cẩu thả và thiếu tính chuyên nghiệp. Vì vậy, hãy cài một phần mềm kiểm tra lỗi chính tả khi đăng bài trên mạng xã hội và xem lại nội dung nhiều lần trước khi chúng được công khai.
11. Không sử dụng Instagram Story
Instagram đã ngày càng hiểu người dùng của họ muốn gì, cụ thể là qua những phát kiến mới của họ như Reels, IGTV,…
Và marketer phải luôn hiểu rằng Story là một phần không thể thiếu trong chiến lược thương hiệu trên mạng.
Việc không tận dụng Instagram Story, bạn đang lãng phí cơ hội tiếp cận 500 triệu người dùng sử dụng phần này của nền tảng Instagram.
Hãy sáng tạo nhiều nội dung Story tương tự như các nội dung trên feed để làm nổi bật nhiều dạng nội dung trên mạng xã hội của bạn hơn.
12. Không tương tác với follower
Mạng xã hội không phải là một chương trình phát sóng, mà là một cuộc trò chuyện.
Nếu bạn không tương tác với những người theo dõi của mình, bạn đang lãng phí nền tảng của mình. Mỗi khi người dùng nhận xét hoặc đặt câu hỏi, đó là cơ hội để xây dựng mối quan hệ và tạo trải nghiệm tích cực. Nếu bạn chưa từng thì đây là lúc bạn cần giao tiếp với khách hàng của mình.
13. Chia sẻ liên kết vụng về
Instagram không cho phép gắn liên kết URL trong nội dung bài viết và bình luận, vì vậy việc đăng một liên kết dài trên bài việc sẽ trông rất lộn xộn — và giống như bạn không biết mình đang làm gì.
Thêm vào đó, hãy thực tế hơn: không ai sẽ nhập nội dung đó vào trình duyệt của họ cả. Các thương hiệu có 10.000 người theo dõi mới có thể gắn liên kết trong Instagram Story của họ. Những người không có sự đặt cách đó thường sử dụng thủ thuật link-on-bio – gắn liên kết trong tiểu sử.
Một lựa chọn khác cho các thương hiệu thường xuyên truy cập vào các liên kết là tạo một liên kết tổng hợp. Đây là URL có tất cả các liên kết được tham chiếu gần đây của bạn ở một nơi. Các trang web như Campsite hoặc Linktree là hai lựa chọn tuyệt vời. Bạn cũng có thể xây dựng một trang cụ thể ngay trên trang web của mình, nơi chứa tất cả các liên kết chủ đề của bạn.
Nếu bạn mắc phải một số (hoặc tất cả) những lỗi phổ biến và đôi khi khá ngớ ngẩn trên Instagram được đề cập ở trên, đừng tự trách mình về điều đó. Vấn đề về nền tảng kỹ thuật số là không bao giờ là quá muộn để sửa sai. Mọi sai lầm đều có thể khắc phục và việc đưa sự hiện diện trên mạng xã hội của thương hiệu bạn chính là một bước chắc chắn vươn đến một tầm cao mới.
Để cập nhật những thay đổi mới nhất của Instagram trong năm nay, bạn có thể tham khảo thêm tại đây.
Nguồn: Stacey McLachlan
Biên tập: GUDJOB